Đào tạo Trường_Đại_học_Quốc_tế,_Đại_học_Quốc_gia_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

Hiện nay trường đã thực hiện các chương trình đào tạo bậc đại học với các hình thức: đào tạo trong nước do trường Đại học Quốc tế cấp bằng; đào tạo liên kết với 2 năm học tại cơ sở đào tạo của trường Đại học Quốc tế và 2 năm tại trường đối tác nước ngoài do trường Đại học đối tác nước ngoài cấp bằng (chương trình 2+2); và đào tạo liên kết do trường Đại học đối tác nước ngoài cấp bằng, học toàn thời gian tại cơ sở đào tạo của trường Đại học Quốc tế (chương trình 4+0).

Tất cả các môn học tại trường đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, một số môn học đặc biệt theo yêu cầu của quy chế đào tạo Đại học Việt Nam như các môn về chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam), giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất được thực hiện bằng tiếng Việt và chỉ được áp dụng giảng dạy cho các chương trình đào tạo trong nước do trường Đại học Quốc tế cấp bằng.

Trường hiện đang có 4 khoa và 7 bộ môn (bộ môn trực thuộc trường), bao gồm:

  • Khoa Quản trị Kinh doanh
  • Khoa Công nghệ Thông tin
  • Khoa Điện tử Viễn thông
  • Khoa Công nghệ Sinh học
  • Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
  • Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng
  • Bộ môn Kỹ thuật Y sinh
  • Bộ môn Toán
  • Bộ môn Anh ngữ
  • Bộ môn Vật lý
  • Bộ môn Kỹ thuật Môi trường

Khoa Quản trị Kinh doanh - School of Business (BA)[10]

Khoa Quản trị Kinh doanh là một trong những khoa được thành lập đầu tiên, và luôn có số lượng sinh viên nhiều nhất trường. Năm 2012, chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh của Khoa đạt chuẩn AUN-QA (chuẩn kiểm định của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á). Trưởng khoa hiện nay là TS. Hồ Nhựt Quang. Các chuyên ngành được đào tạo bao gồm:

  • Quản trị Kinh doanh (Business Administration), với các chuyên ngành:
    • Quản trị Doanh nghiệp (Business Management)
    • Tiếp thị (Marketing)
    • Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hospitality Management)
    • Kinh doanh Quốc tế (International Business)
  • Tài chính - Ngân hàng (Finance and Banking), với các chuyên ngành:
    • Tài chính Doanh nghiệp (Corporate Finance)
    • Ngân hàng và Đầu tư tài chính (Banking and Financial Investment)

Các giảng viên cơ hữu cũng như thỉnh giảng của khoa Quản trị Kinh doanh đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy kinh doanh bằng tiếng Anh, hoặc có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các công ty trong và ngoài nước. Các giảng viên có thể sử dụng Anh ngữ như ngôn ngữ thứ hai và có trình độ tối thiểu thạc sĩ.

Website của khoa Quản trị Kinh doanh: http://business.hcmiu.edu.vn/

Khoa Công nghệ Thông tin - School of Computer Science & Engineering (CSE)[11]

Khoa Công nghệ Thông tin là một trong hai khoa đầu tiên được thành lập của trường. Phó Khoa phụ trách là TS. Nguyễn Văn Sinh. Các ngành đào tạo trong khoa bao gồm:

  • Bậc Đại học:
  • Kỹ sư Khoa học Dữ Liệu (Data Science)
  • Kỹ sư Kĩ thuật Mạng (Network Engineering)
  • Kỹ sư Khoa học Máy Tính (Computer Science)
  • Bậc Sau Đại học:
  • Thạc sĩ Quản lý Công nghệ Thông tin (Master of Information Technology Management)

Chương trình Khoa học Khoa được Hệ thống Đại học ASEAN (AUN) đánh giá đạt chuẩn kiểm định chất lượng[12].

Website của khoa Công nghệ Thông tin: http://csc.hcmiu.edu.vn/it/vi/trang-chu/

Khoa Điện tử Viễn thông - School of Electrical Engineering (EE)[13]

Trưởng khoa là TS. Mai Linh.Khoa đào tạo các ngành

Bậc đại học (4 năm):

-         Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (Electrical Engineering)

-         Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa (Automation and Control Engineering)

Bậc sau đại học (1,5 năm) (*):

-         Thạc sĩ Kỹ thuật Điện tử (Master of Eletrical Engineering)

(*) Đối với bậc cao học, sinh viên hoàn thành chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Điện tử trong 1,5 năm với 1 trong 2 hình thức đào tạo: Phương thức nghiên cứu và Phương thức tín chỉ

Website của khoa Điện tử Viễn thông: http://see.hcmiu.edu.vn/vi/

Khoa Công nghệ Sinh học - School of BioTechnology (BT)[14]

Trưởng khoa là PGS. TS. Nguyễn Văn Thuận. Các chuyên ngành được đào tạo trong khoa bao gồm:

Bậc Đại học:

  • Công nghệ sinh học (BioTechnology) với bảy hướng:
    • Khoa học Y sinh (Biomedical Science)
    • Công nghệ sinh học Dược phẩm (Pharmaceutical Biotechnology)
    • Y sinh tái tạo và Tế bào gốc (Regenerative Biomedicine and Stem Cells)
    • Công nghệ sinh học Công nghiệp (Industrial Biotechnology)
    • Công nghệ sinh học Sinh sản (Reproductive Biotechnology)
    • Khoa học Thực vật (Plant Science)
    • Công nghệ sinh học Động vật và Công nghệ sinh học Vi sinh (Animal Biotechnology and Microbial Biotechnology)
  • Công nghệ thực phẩm (Food Technology) với ba hướng:
    • Công nghệ chế biến và Bảo quản (Food Processing & Food Preservation)
    • Dinh dưỡng và Thực phẩm chức năng (Nutrition and Functional Foods)
    • Quản lý và Dịch vụ ngành Công nghệ Thực phẩm (Management and Service in Food Technology)
  • Quản lý Thủy sản (Fisheries Management) với hai hướng:
    • Công nghệ sinh học thủy sản (Aquaculture Biotechnology)
    • Quản trị doanh nghiệp thủy sản (Fisheries Business Administration)
  • Hoá sinh (Biochemistry) với bốn hướng:
    • Dinh dưỡng (Nutrition)
    • Mỹ phẩm (Cosmetics)
    • Mỹ dược (Cosmeceutical)
    • Dưỡng dược (Nutraceutical)
  • Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering) với bốn hướng:
    • Năng lượng tái tạo và môi trường (Renewable Energy and Environment)
    • Cảm biến sinh học
    • Hóa dược (Natural Products and Pharmaceutical Chemistry)
    • Thiết kế vật liệu tiên tiến cho các quá trình hóa học (Chemical Processes)

Bậc Sau Đại học:

  • Thạc sĩ Công nghệ Sinh học theo phương thức nghiên cứu (chương trình học 2 năm với các chuyên ngành CNSH phân tử, CNSH Nông nghiệp hoặc CNSH Y sinh, yêu cầu phải có 01 bài báo khoa học được công bố).
  • Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm (Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ sau Thu hoạch, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn Thực phẩm)
  • Tiến sĩ Công nghệ Sinh học (hoàn tất chương trình học và làm luận án trong thời gian 3 năm, yêu cầu phải có 02 bài báo khoa học được công bố hoặc nhận đăng trước khi bảo vệ luận án)

Website của khoa Công nghệ Sinh học: http://biotech-vn.hcmiu.edu.vn/

Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - Department of Industrial and Systems Engineering (ISE)[15]

Trưởng bộ môn là TS. Nguyễn Văn Hợp.Bộ môn đào tạo các ngành:

Bậc Đại học:

  • Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering).
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management)

Bậc Sau Đại học:

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

Chương trình đào tạo sau đại học được thiết kế với thời gian học trung bình 1,5 năm và được đào tạo với hai chuyên ngành định hướng: Kỹ thuật công nghiệp, Logistics và Chuỗi cung ứng. Chương trình đào tạo với hai hình thức: nghiên cứu và tín chỉ.

Website của bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp: http://ise.hcmiu.edu.vn/vi/

Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh - Department of BioMedical Engineering (BME)[16]

Trưởng bộ môn là TS. Nguyễn Thị Hiệp.Bộ môn đào tạo ngành Kỹ thuật Y Sinh (BioMedical Engineering). Hiện nay bộ môn đang đẩy mạnh phát triển hai hướng chính là:

  • Thiết kế và ứng dụng thiết bị y tế nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của đất nước
  • Y học tái tạo nhằm góp phần vào một hướng khoa học tiên tiến trong quá trình toàn cầu hóa

Website của bộ môn Kỹ thuật Y Sinh: http://csc.hcmiu.edu.vn/bme/web/?module=home

Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng - Department of Civil Engineering (CE)[17]

Trưởng bộ môn là PGS. TS. Lê Văn Cảnh.Bộ môn đào tạo ngành:

  • Kỹ thuật Xây dựng (Civil Engineering)

Website của bộ môn Kỹ thuật Xây dựng: ce-en.hcmiu.edu.vn

Bộ môn Toán - Department of Mathematics[18]

Trưởng bộ môn Toán là GS.TS. Phạm Hữu Anh Ngọc.

Bậc Đại học

  • Cử nhân Kỹ thuật tài chính và Quản trị rủi ro (Financial Engineering and Risk Management)

Bậc Sau đại học

  • Thạc sỹ Toán ứng dụng (Master of Applied Mathematics)

Trong bộ môn Toán có sự đóng góp của GS. Nguyen Dinh, GS.TSKH. Phan Quốc Khánh, GS.TSKH. Nguyễn Văn Thu, GS. Đinh Thế Lục, GS. Boris Mordukhovich, GS. Jean-Paul Penot.

Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Tối ưu hóa (Optimization); Quá trình ngẫu nhiên (Stochastic processes); Phương trình vi phân từng phần và phân tích số (Partial differential equations and numerical analysis); Tính ổn định của hệ thống động và kiểm soát (Stability of dynamical and controlled systems).

Website của bộ môn Toán: http://math-vn.hcmiu.edu.vn/

Bộ môn Vật Lý - Department of Physics [19]

Trưởng bộ môn là PGS. TS. Phan Bảo Ngọc. Bộ môn đào tạo ngành Kỹ sư Kỹ thuật Không gian. Ngoài ra, Bộ môn Vật lý đảm nhận việc giảng dạy toàn bộ chương trình Vật lý cơ bản cho tất cả các Khoa và Bộ môn của trường. Nghiên cứu khoa học tại Bộ môn gồm hai hướng chính: Vật lý Thiên văn (Galactic Astronomy) và Vật lý plasma (Plasma Physics).

Website của bộ môn Vật lý: http://physics-vn.hcmiu.edu.vn/

Bộ môn Anh ngữ - Department of English[20]

Trưởng bộ môn là TS. Nguyễn Huy Cường.Bộ môn đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh. Bộ môn Anh cũng chịu trách nhiệm đào tạo chương trình Anh ngữ theo chuẩn quốc tế cho tất cả sinh viên theo học tại trường. Nghiên cứu của Bộ môn Anh ngữ tập trung vào việc phát triển và thực hiện các phương pháp giảng dạy mới để tăng tính hiệu quả học tập của sinh viên trong các khóa học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Website của bộ môn Anh ngữ: http://english-dept-vn.hcmiu.edu.vn/

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường - Department of Environmental Engineering [21]

Trưởng bộ môn là PGS. TS. Trần Tiến Khôi.Bộ môn đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường (Environmental Engineering).

Website của bộ môn Kỹ thuật Môi trường: http://ene.hcmiu.edu.vn/

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai